Đánh răng chảy máu là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người, vấn đề này xảy ra do răng miệng đang gặp các bệnh lí nào đó hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân xảy ra hiện tượng đánh răng chảy máu và cách giải quyết khi bị tình trạng này trong bài sau đây.

đánh răng chảy máu

5 nguyên nhân chính dẫn đến đánh răng chảy máu

Đánh răng chảy máu thường không ảnh hưởng gì nhiều đến quá trình sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên nếu bạn chủ quan và không tìm ra nguyên nhân để chữa trị dứt điểm tình trạng này sẽ dẫn tới xuất hiện nhiều bệnh lí nghiêm trọng về sau như áp xe nướu, tụt lợi, rụng răng sớm,… và gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng nặng nề. 5 nguyên nhân chính dẫn đến đánh răng chảy máu như sau:

1. Đánh răng quá mạnh, bàn chải đánh răng không phù hợp với răng miệng

Đánh răng quá mạnh có thể khiến nướu chảy máu do bàn chải làm rách nướu. Hoặc có thể do bàn chải bạn dùng có lông quá cứng, kích cỡ không phù hợp với răng miệng của bạn, do vậy khi đánh răng không tránh khỏi việc nướu bị chà xát liên tục dẫn tới xướu nướu chảy máu. Với nguyên nhân này bạn chỉ cần thay đổi bàn chải đánh răng cho phù hợp hơn và đánh răng nhẹ nhàng trở lại sẽ khắc phục được vấn đề trên.

Tuy nhiên việc đánh răng chảy máu lúc này chỉ thỉnh thoảng mới gặp phải, nếu thường xuyên đánh răng chảy máu có thể bạn đang mắc các bệnh lí khác về răng và cần tìm hiểu kĩ hơn để chữa trị kịp thời.

răng ê buốt kéo dài

2. Vôi răng tích tụ nhiều

Vôi răng bản chất chính là vi khuẩn tích tụ thành từng mảng bám lâu ngày trên răng, tạo ra hiện tượng vôi hóa và bám dính chặt chẽ trên răng. Nếu vôi răng không được cạo định kì sẽ khiến những vi khuẩn này phát triển sinh sôi, lâu dần sẽ lây lan xuống dưới chân răng và tạo nên vôi răng dưới nướu. Chính những vi khuẩn này đã gây nên bệnh lí viêm nướu, khiến nướu sưng đỏ, dễ dàng chảy máu khi bị các vật cứng tác động vào.

Ở mức độ nặng, bệnh viêm nướu sẽ biến chuyển thành viêm nha chu, lúc này nướu sẽ thường xuyên chảy máu, đau nhức và ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bạn.

cạo vôi răng chảy máu

3. Bệnh lí sâu răng

Sâu răng là tình trạng men răng bị phá hủy do các axit có trong đồ ăn bào mòn, khi men răng đã yếu đi các vi khuẩn sẽ tấn công vào ngà răng, tạo thành các lỗ hổng sâu răng. Lúc này bạn sẽ cảm thấy các cơn đau buốt trong răng, hơi thở có mùi hôi, thường xuyên đánh răng chảy máu, nếu để lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng viêm tủy răng, rụng răng sớm.

răng ngầm là gì

4. Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lên sẽ tạo ra hiện tượng sưng đỏ nướu, đau nhức răng, khiến chúng ta rất khó chịu trong quá trình mọc răng khôn.

Nếu răng khôn bị mọc lệch và để lâu ngày không được nhổ bỏ, các răng bên cạnh sẽ bị xô đẩy và khiến kẽ chân răng xiên xẹo, dẫn tới vệ sinh răng miệng khó sạch sẽ, các vi khuẩn còn tồn đọng trong kẽ chân răng sẽ tấn công nướu gây ra hiện tượng viêm nướu, đánh răng chảy máu và nhiều bệnh lí khác như sâu răng, viêm tủy,…

Do vậy bạn nên đặc biệt chú ý xem mình có đang mọc răng khôn hay không, răng khôn đang mọc có bị lệch không và giải quyết thật sớm để phòng tránh những biến chứng có hại về sau.

răng khôn mọc khi nào

5. Thiếu chất dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, tình trạng đánh răng chảy máu còn báo hiệu cơ thể đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng sau:

Thiếu Vitamin C

Vitamin C là thành phần quan trọng cho quá trình tổng hợp Colagen và Elasin, các thành phần này có vai trò liên kết các mô với nhau. Do vậy khi thiếu Vitamin C, các mô sẽ liên kết kém dẫn tới nướu có các đốm máu tụ bất thường và xuất hiện tình trạng đánh răng chảy máu.

đánh răng chảy máu

Thiếu Vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất Protein và làm đông máu. Do vậy nếu thiếu Vitamin K, cơ thể dễ bị chảy máu từ các vết thương hở như rách nướu do đánh răng, việc cầm máu sẽ khó hơn bình thường và hay xuất hiện các vết bầm ở da không rõ nguyên nhân.

đánh răng chảy máu

Canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết trong xương và răng. Khi thiếu Canxi, cấu trúc răng sẽ yếu đi, dẫn tới răng lung lay và lỏng lẻo, khi đánh răng sẽ dễ bị tổn thương dẫn tới chảy máu chân răng.

đánh răng chảy máu

Cách giải quyết khi đánh răng chảy máu

Chúng ta đã biết các nguyên nhân gây ra tình trạng đánh răng chảy máu như trên, vậy khi gặp tình trạng này bạn nên xử lí như sau:

  1. Để biết nguyên nhân khiến đánh răng chảy máu, bạn hãy kiểm tra xem bàn chải của mình có quá cứng, bản thân đánh răng có quá mạnh hay kích thước bàn chải có phù hợp với cấu trúc răng miệng hay không, nếu có các vấn đề này bạn hãy đánh răng nhẹ hơn, thay đổi thành bàn chải khác để giúp răng lợi không bị chà xát quá mạnh trong quá trình đánh răng.
  2. Nếu nguyên nhân không đến từ quá trình đánh răng, bạn có thể đến nha khoa kiểm tra để biết chính xác răng đang gặp phải bệnh lí gì, khi đó các bác sĩ nha khoa sẽ điều trị triệt để và giúp bạn có răng lợi khỏe mạnh trở lại.
  3. Trong trường hợp bạn không hề mắc các bệnh về răng miệng, lực đánh răng vừa phải và bàn chải sử dụng cũng là loại phù hợp với khoang miệng nhưng vẫn gặp tình trạng đánh răng chảy máu, vậy có thể bạn đang thiếu hụt các vitamin cần thiết cho cơ thể, hãy sử dụng nhiều thực phẩm bổ dưỡng để cơ thể được bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết này, khi đó răng bạn sẽ khỏe mạnh trở lại.

cách chăm sóc răng sứ Cercon

Trên đây là những nguyên nhân và cách giải quyết khi gặp tình trạng đánh răng chảy máu, bạn hãy thực hiện theo để chấm dứt tình trạng này và giúp răng miệng được khỏe mạnh trở lại nhé.

Thông tin liên hệ Nha khoa Saigon Star

Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với nha khoa Saigon Star bằng cách gọi điện trực tiếp hoặc để lại thông tin đặt lịch hẹn để được tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng nhất:

  • HOTLINE: 093 115 3715
  • Địa chỉ: 400CD Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TP.HCM
  • Giờ làm việc: Mở cửa: 8H - 18H, Từ T2 - CN
Tại sao nên lựa chọn nha khoa Saigon Star ?
  • Hệ thống phòng Lab đạt chuẩn, hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, tận tâm
  • Ứng dụng kỹ thuật số vào điều trị
  • Chi phí hợp lý, cam kết chất lượng
  • Kiến tạo nụ cười hoàn mỹ cho hàng nghìn khách hàng
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.