Bạn đặc biệt sợ đau? Nghe người ta nói với nhau rằng bọc răng sứ đau lắm? Do vậy dù răng có khuyết điểm hay sứt mẻ cũng không dám bọc răng sứ? Quẳng nỗi lo này đi và hãy đọc bài này của tôi, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề bọc răng sứ có đau không?

bọc răng sứ có đau không

Tại sao người ta lại nói bọc răng sứ đau lắm?

Bọc răng sứ phương pháp được nhiều người tìm hiểu và có quá trình diễn ra gồm nhiều công đoạn, tuy nhiên công đoạn nổi bật nhất khiến mọi người lo sợ chính là công đoạn mài răng.

Trước khi tiến hành bọc răng sứ, răng người sẽ phải mài mòn 0.6 – 2.5mm để tạo ra khoảng trống và làm trụ gắn mão răng sứ. Chính vì có bước thực hiện này nên nhiều người rất lo sợ rằng quá trình mài răng sẽ gây ra đau đớn, ê buốt cho răng cho nên dù chưa thực hiện bọc răng sứ vẫn cứ lan truyền rằng bọc răng sứ sẽ đau lắm.

Tuy nhiên đây chỉ là nỗi sợ tâm lí của nhiều người khi chưa thực hiện trải qua quá trình bọc răng sứ, trên thực tế trước khi bắt đầu mài răng, bác bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiêm thuốc gây tê để quá trình mài răng được thoải mái, giảm thiểu sự ê buốt cho răng. Do vậy, nếu bạn đặc biệt sợ đau, nhưng lại có hàm răng bị khiếm khuyết, sứt mẻ, lưa thưa,… hay không đẹp như ý muốn, hãy tìm hiểu thật kỹ về bọc răng sứ để có cái nhìn chính xác xem bọc răng sứ có đau không? Và đưa ra quyết định chính xác để cải thiện hàm răng cho bản thân nhé.

bọc răng sứ có đau không

Bọc răng sứ có đau không?

Để biết kĩ hơn bọc răng sứ có đau không, tôi sẽ liệt kê cụ thể các yếu tố khiến bạn có thể cảm thấy đau trong quá trình bọc răng sứ ở dưới đây, chúng ta cùng xem nào:

Răng bạn đang có nhiều bệnh lý cần chữa trị nhưng chưa trị dứt điểm đã bọc răng sứ

Bạn đang gặp tình trạng sâu răng, lỗ sâu lâu ngày không được xử lí dẫn đến viêm tủy, viêm nướu,…. Thông thường, tại những nha khoa uy tín, các bệnh lí này của bạn sẽ được điều trị dứt điểm sau đó mới tiến hành mài răng và bọc răng sứ, điều này sẽ đem đến sự an toàn cho răng và giúp bạn không bị đau răng hay ê buốt sau quá trình bọc răng sứ.

Tuy nhiên, tại những địa chỉ nha khoa không uy tín, bạn sẽ không được kiểm tra răng kĩ để phát hiện các bệnh lí này, hoặc đã phát hiện nhưng không chữa trị dứt điểm, điều này dẫn tới những vi khuẩn gây bệnh cho răng chưa được tiêu diệt sạch sẽ, để lại mầm mống trong răng và khi răng bạn đã được bọc răng sứ bên ngoài, các tác nhân gây bệnh bên trong vẫn còn và bắt đầu tái phát trở lại, gây ra sự đau nhức và ê buốt cho hàm răng của bạn.

bọc răng sứ có đau không

Răng thật bị xâm lấm quá nhiều dẫn đến ê buốt sau khi bọc răng sứ

Việc mài răng sẽ có thông số quy định cụ thể từ 0.6 – 2.5mm đối với từng người vì kích thước răng mỗi người đều khác nhau. Tuy nhiên có nhiều nha sĩ sẽ không ước lượng chính xác và mài quá kích thước quy định, dẫn đến răng bị xâm lấn quá nhiều.

Vì vậy sau khi hoàn thành quy trình bọc răng sứ và thuốc tê đã hết tác dụng, lúc này bạn sẽ bắt đầu cảm nhận cơn đau, ê buốt trên răng vì răng đã bị tổn thương nặng đến các lớp bên trong. Do đó việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ là rất quan trọng để bạn vừa có hàm răng khỏe mạnh lại phục hồi được thẩm mỹ và chức năng cho răng.

bọc răng sứ có đau không

Liều lượng thuốc tê được sử dụng có phù hợp hay không?

Khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc tê vừa đủ để quá trình thực hiện mài răng và bọc răng sẽ không làm bạn cảm thấy khó chịu, ê buốt. Đây là một khâu rất quan trọng, bởi vì nếu sử dụng thuốc tê quá liều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc cho bệnh nhân, tuy nhiên sử dụng thuốc tê quá ít lại không có hiệu quả giảm đau khi mài răng. Vì vậy liều lượng thuốc tê rất quan trọng trong quá trình thực hiện bọc răng sứ.

Khớp cắn được điều chỉnh có chuẩn xác không?

Trước khi răng sứ được gắn cố định, bác sĩ sẽ gắn thử mão sứ lên cùi răng thật và điều chỉnh sao cho khớp cắn được bọc khít, vừa vặn và chuẩn xác. Nếu quá trình này không được thực hiện cẩn thận, các răng sứ sẽ bị gắn lệch và tạo cảm gác cộm, cấn, khó chịu hay đau nhức cho bệnh nhân trong các hoạt động ăn nhai hằng ngày.

Do vậy, từ những nguyên nhân trên ta có thể thấy được có nhiều trường hợp cảm thấy bọc răng sứ khá đau vì những bệnh nhân đó đã lựa chọn những địa chỉ nha khoa thực hiện chưa chuẩn trong quy trình bọc răng sứ.

Khắc phục tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ

Nếu bạn đang nằm trong top những người bị đau, ê buốt sau khi bọc răng sứ, đừng lo vì đây cũng là hiện tượng bình thường sau khi hết thuốc tê, để giảm bớt những cơn đau này bạn hãy thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Bôi gel giảm đau cho răng, các loại gel này được bán rộng rãi tại các nhà thuốc và có hiện quả rất tốt nên bạn có thể yên tâm sử dụng theo hướng dẫn của từng loại trên bao bì.
  • Súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn răng nhằm ngăn ngừa các vi khuẩn muốn tấn công răng.
  • Đắp tỏi, gừng lên các răng đã bọc để giảm đau vì hai loại gia vị này đều có tính chất giảm đau nhức, diệt khuẩn rất hữu hiệu.
  • Chườm đá lên má ở vị trí các răng được bọc để giảm sưng và giảm bớt tình trạng ê buốt.

bọc răng sứ có đau không

Tuy nhiên, nếu răng bị đau nhức dài ngày, có thể lúc này bạn đang gặp phải những biến chứng sau khi bọc răng sứ và không nên cố gắng chịu đựng mà nên đến ngay các địa chỉ nha khoa uy tín để khám và phát hiện tình trạng răng đang mắc phải, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã phần nào trả lời được câu hỏi “Bọc răng sứ có đau không?”

Thông tin liên hệ Nha khoa Saigon Star

Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với nha khoa Saigon Star bằng cách gọi điện trực tiếp hoặc để lại thông tin đặt lịch hẹn để được tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng nhất:

  • HOTLINE: 093 115 3715
  • Địa chỉ: 400CD Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TP.HCM
  • Giờ làm việc: Mở cửa: 8H - 18H, Từ T2 - CN
Tại sao nên lựa chọn nha khoa Saigon Star ?
  • Hệ thống phòng Lab đạt chuẩn, hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, tận tâm
  • Ứng dụng kỹ thuật số vào điều trị
  • Chi phí hợp lý, cam kết chất lượng
  • Kiến tạo nụ cười hoàn mỹ cho hàng nghìn khách hàng
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.