Phụ lục
Viêm lợi tưởng chừng như chỉ là một bệnh lý bình thường không hề gây hại cho sức khỏe răng miệng của chúng ta, tuy nhiên đây lại là quan niệm sai lầm vì viêm lợi là mầm mống gây nên rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác cho răng và ảnh hưởng cả về sức khỏe cũng như thẩm mỹ răng miệng của bạn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này trong bài dưới đây.
Viêm lợi là gì?
Viêm lợi hay còn được gọi là viêm nướu, bệnh hình thành do các vi khuẩn tấn công vào nướu gây ra hiện tượng viêm nhiễm, có triệu chứng rõ ràng như sưng đỏ, đau nhức mỗi khi chạm vào.
Bệnh viêm lợi rất dễ nhận biết và điều trị khá nhanh chóng, tuy nhiên nếu bạn chủ quan để bệnh tự khỏi, có nhiều nguy cơ bệnh sẽ trở nặng và diễn biến thành những bệnh lý khác như: tụt lợi, áp se nướu, sâu răng, viêm tủy, rụng răng sớm,… Do vậy khi phát hiện ra bệnh lý này bạn hãy nhanh chóng điều trị để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất nhé.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi mà bạn cần chú ý để phòng tránh, cụ thể như sau:
Viêm lợi do di truyền
Tổ chức nha khoa thế giới đã công bố rằng có tới 30% số người mắc bệnh viêm lợi là do yếu tố di truyền từ người thân. Hình thức di truyền này thể hiện ở hình thái của răng, độ nông và sâu của rãnh răng, chất men răng, tuyến nước bọt,… và vì có cấu trúc răng miệng giống nhau nên nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cũng sẽ giống nhau.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Nếu bạn vệ sinh răng miệng sai cách thì khoang miệng sẽ không được làm sạch hoàn toàn, các vi khuẩn còn tồn tại trên răng sẽ tấn công vào nướu và gây ra viêm lợi, do đó bạn hãy vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng trên nhé.
Cấu trúc răng khấp khểnh
Răng mọc khấp khểnh sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, kẽ chân răng không được làm sạch sâu và vi khuẩn sẽ dễ dàng ẩn mình tại những vị trí này, vì vậy người có răng lộn xộn thường có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao hơn so với những người có hàm răng đều tăm tắp khác.
Nếu muốn phòng tránh bệnh lý này bạn hãy thực hiện niềng răng để chỉnh hình lại cấu trúc răng, điều này sẽ giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh lý trên răng miệng và cũng đem lại thẩm mỹ cao hơn cho hàm răng của bạn đấy.
Viêm lợi do bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương sẽ làm giảm mật độ khoáng chất trên răng, lớp men răng sẽ thiếu Canxi để bảo vệ răng và thay vào đó sẽ yếu dần đi, khiến răng dễ bị bào mòn từ axit có trong đồ ăn, khi lớp men này đã mòn thì phần lợi sẽ tách khỏi chân răng, tạo điều kiện lí tưởng cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào nưới và trú ngụ dưới nướu nhiều hơn.
Khi nhận thấy răng mình đang yếu, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng Canxi cao để bổ sung sự chắc khỏe cho răng mỗi ngày.
Viêm lợi do bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có tác động xấu đến sức khỏe răng miệng là vì lúc này tuyến nước bọt của bạn sẽ có hàm lượng đường cao hơn bình thường, lượng đường này sẽ gây hại rất nhiều cho răng.
Kèm theo đó là mạch máu dày lên do bệnh tiểu dường gây ra, lúc này các chất dinh dưỡng sẽ khó vận chuyển đến nướu và làm nướu yếu dần đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây ra viêm nhiễm, từ đó hình thành bệnh lý viêm lợi.
Cơ thể thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng
Cơ thể chúng ta sẽ khỏe mạnh và sức khỏe răng miệng sẽ tốt hơn khi chúng ta cung cấp cho nó đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nếu cơ thể chúng ta thiếu hụt các khoáng chất và Vitamin thiết yếu, các bộ phận trong cơ thể bao gồm cả răng lợi sẽ yếu dần đi và không đủ khả năng chống chọi với sự tấn công từ vi khuẩn, do vậy bạn hãy lập một thực đơn ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày.
Quá lạm dụng nước súc miệng
Sau mỗi lần đánh răng việc sử dụng nước súc miệng là rất cần thiết để làm sạch hoàn toàn cho răng. Tuy nhiên nếu bạn quá lạm dụng nước súc miệng và súc quá nhiều lần trong ngày, điều này sẽ khiến bạn loại bỏ cả những vi khuẩn xấu lẫn những vi khuẩn tốt đang trú ngụ trong răng, men răng cũng bị bào mòn và phần lợi sẽ bị tổn thương do tính tẩy mạnh và tần xuất tẩy nhiều lần trong ngày của nước súc miệng.
Chính vì vậy hãy bảo vệ răng miệng bằng cách đánh răng sạch sẽ và súc miệng với số lần vừa phải để tránh bào mòn quá nhiều đến răng miệng của bạn.
Cách điều trị bệnh lý viêm lợi
Tùy vào tình hình viêm lợi của bạn đang nặng hay nhẹ mà có những cách điều trị khác nhau, nếu bạn bị viêm lợi nhẹ và không muốn tới nha khoa để điều trị, vậy hãy áp dụng những cách chữa trị viêm lợi tại nhà dưới đây để giảm bớt tình trạng trên nhé.
Chữa trị viêm lợi tại nhà
Súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn
Nước muối có tính kháng khuẩn và tiêu viêm cao, do vậy bạn hãy súc miệng nước mối mỗi ngày và đặc biệt là sau các bữa ăn 30 phút để loại trừ những vi khuẩn hình thành từ đồ ăn, kèm theo đó vị trí viêm lợi của bạn cũng được nước muối sát khuẩn và làm lành trở lại mỗi ngày.
Sử dụng dầu dừa súc miệng
Chữa viêm lợi bằng dầu dừa sẽ rất an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn và vẫn đem đến hiệu quả cao, vì trong dầu dừa có chứa hoạt chất Axit Lauric với công dụng chống viêm và kháng khuẩn cực kì hiệu quả.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Sử dụng 5 – 10ml dầu dừa phân đoạn và súc miệng quanh vùng viêm lợi (dầu dừa phân đoạn sẽ ít bám dính hơn dầu dừa thông thường).
- Súc trong 20 phút và sau đó nhổ ra, tiếp đó súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ dầu dừa còn đọng trong miệng.
Lưu ý: Không nên để dầu dừa rơi xuống cổ họng vì sau khi súc miệng nó sẽ chứa độc tố và vi khuẩn có trong miệng. Để an toàn cho cổ họng bạn nên uống một ly nước đầy sau khi đã súc miệng thật sạch bằng nước.
Chữa viêm lợi bằng tinh dầu sả
Tinh dầu sả sẽ đánh bay mảng bám trên răng và chữa những vùng viêm nhiễm trong khoang miệng một cách nhanh chóng. Thậm chí công dụng của nó còn tốt hơn các loại nước súc miệng đang có trên thị trường và nó lành tính hơn rất nhiều so với các dung dịch súc miệng ấy. Do vậy bạn hãy ưu tiên sử dụng tinh dầu sả để súc miệng, nó sẽ bảo vệ răng lợi của bạn tốt hơn cũng như chữa lành những viêm nhiễm nếu có.
Cách thực hiện như sau:
- Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu sả vào cốc nước 225ml, khuấy đều và súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra.
- Sau đó súc miệng lại thật sạch bằng nước.
Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần và sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy những vùng viêm nhiễm giảm đi và răng sẽ sáng bóng hơn.
Lưu ý: Không nên bôi trực tiếp tinh dầu sả lên vùng viêm lợi vì sẽ làm kích ứng nướu nhiều hơn, thay vào đó bạn nên pha loãng tinh dầu sả để súc miệng sẽ đem lại hiệu quả diệt khuẩn cao và an toàn hơn cho răng lợi.
Đến nha khoa hoặc bệnh viện để khám và điều trị
Khi bạn nhận thấy việc áp dụng các cách chữa viêm lợi tại nhà trên không đem lại hiệu quả cao, có thể lúc này cơ thể bạn đang thiếu hụt một vài loại Vitamin nào đó hoặc đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này bạn nên đến nha khoa hoặc bệnh việm để khám và tìm hiểu ra nguyên nhân của bệnh viêm lợi đến từ đâu, sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra một liệu trình điều trị phù hợp nhất với tình hình bệnh lý của bạn.
Trên đây là những thông tin cụ thể của bệnh viêm lợi bạn cần biết để phòng tránh cũng như điều trị một cách nhanh chóng, giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.
Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với nha khoa Saigon Star bằng cách gọi điện trực tiếp hoặc để lại thông tin đặt lịch hẹn để được tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng nhất:
- HOTLINE: 093 115 3715
- Địa chỉ: 400CD Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TP.HCM
- Giờ làm việc: Mở cửa: 8H - 18H, Từ T2 - CN
- Hệ thống phòng Lab đạt chuẩn, hiện đại
- Đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, tận tâm
- Ứng dụng kỹ thuật số vào điều trị
- Chi phí hợp lý, cam kết chất lượng
- Kiến tạo nụ cười hoàn mỹ cho hàng nghìn khách hàng